Rượu là nét văn hóa ẩm thực luôn gắn bó với đời sống của nhiều dân tộc. Rượu Việt Nam vô cùng đa dạng, mỗi vùng miền lại sở hữu những công thức điều chế riêng tạo ra “vân hương mỹ tửu” mang đậm bản sắc độc đáo. Tất cả đều phải trải qua quá trình chưng cất rượu, ngâm ủ hết sức kỳ công để tạo nên hương vị đặc biệt đến khó quên với những ai đã từng một lần được thưởng thức.
Tên loại rượu | Xuất xứ |
Rượu vang Đà Lạt | Lâm Đồng – Việt Nam |
Rượu Mẫu Sơn | Lạng Sơn |
Rượu Bàu Đá | Bình Định |
Rượu Gò Đen | Long An |
Rượu Kim Sơn | Ninh Bình |
Rượu cần Ê Đê Ban Mê | Đắk Lắk |
Rượu ngô men lá Na Hang | Tuyên Quang |
Rượu làng Vân | Bắc Giang |
Rượu Phú Lễ | Bến Tre |
Rượu sim | Măng Đen |
=> Có thể bạn quan tâm:
1. Rượu vang Đà Lạt – Lâm Đồng
Rượu vang Đà Lạt là dòng rượu vang nổi tiếng Việt Nam, được chiết xuất từ nho, dâu, mận,… Người Đà Lạt thường uống rượu này để giữ ấm cơ thể do khu vực tại đây thường quanh năm sương lạnh.
Khác hẳn với giống dâu được dùng để nuôi tằm, giống dâu được lựa chọn để ủ là nho có màu đen thẫm cuộn xoắn từng chùm nhỏ mang đến vị chua ngọt ấn tượng. Hương vị mứt và trái cây bung tỏa mãnh liệt là nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của đặc sản xứ ngàn hoa này.
=> Tìm hiểu thêm:
- Rượu vang Đà Lạt loại nào ngon nhất
- Rượu vang Đà Lạt giá bao nhiêu tiền
- Rượu vang là gì
- Các loại rượu vang
- Các loại rượu vang phổ biến ở Việt Nam
2. Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn
Rượu Mẫu Sơn được chính tay người dân tộc Dao trên đỉnh Mẫu Sơn chưng cất theo phương pháp truyền thống và được truyền từ đời này sang đời khác. Nguyên liệu chính được sử dụng thường là gạo và nước suối trong núi nên thành phẩm lúc nào cũng trong vắt, không quá cay nồng nhưng lại rất đậm đà, dịu ngọt.
Rượu thường được biết tới nhờ hương thơm dịu của lá và rễ cây thuộc miền núi xứ Lạng, phảng phất sự ngạt ngào của hương rừng thẳm. Bạn có thể dùng rượu Mẫu Sơn để chữa lành vết thương, trị thấp khớp, phong thấp, đau lưng,…
=> Có thể bạn quan tâm:
- Tên các loại rượu
- Nguồn gốc của rượu
- Rượu bao nhiêu calo
- Rượu Trung Quốc nổi tiếng
- Các loại rượu Nhật Bản
- Rượu có hạn sử dụng không
3. Rượu Bàu Đá – Bình Định
Rượu Bàu Đá là loại rượu truyền thống của Bình Định nổi tiếng từ rất lâu trước đây, có nguồn gốc từ thôn Bàu Đá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Nhờ công thức pha chế riêng biệt, rượu Bàu Đá có vị đắng nhẹ, dần dần hơi tê và cay nhưng lại rất dễ chịu và ấm bụng.
Vì sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá trong thôn nên mùi hương của rượu rất đặc biệt và nếu uống điều độ hai ly nhỏ mỗi ngày còn trị được chứng đau nhức lưng, hỗ trợ tiêu hoá và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Cũng chính vì vậy, loại rượu này luôn được xem như “ngự tửu” tiến vua và thường xuất hiện dùng trong các bữa tiệc lớn thời bấy giờ.
4. Rượu Gò Đen – Long An
Rượu Gò Đen là tên một loại rượu đế nổi tiếng tại Long An, được nấu bằng chính những loại nếp trồng ở địa phương như nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương,… Để rượu đạt đến độ chất lượng nhất thì hạt nếp phải tròn, trắng đục đều và có hương thơm. Khi nấu, nếp phải vừa nở, không nhão, không được khét.
Rượu có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ và thơm nồng hương nếp cái hoa vàng, vừa cuốn vừa kích thích vị giác. Sau ấn tượng mãnh liệt bởi chút cay nồng, hậu vị của rượu Gò Đen lại ngọt thanh đến không ngờ, mang đến cảm giác rất sảng khoái và dễ chịu nơi cuống họng.
5. Rượu Kim Sơn – Ninh Bình
Các loại rượu Việt Nam đa phần đều được chưng ủ theo phương pháp độc đáo và rượu Kim Sơn Ninh Bình cũng không ngoại lệ. Rượu Kim Sơn được chưng cất với nguyên liệu chính là 36 vị thuốc bắc, gạo nếp và nước giếng tự nhiên theo bí quyết gia truyền của người dân làng nghề. Khi uống vào, bạn ngay lập tức có thể cảm nhận được mùi thơm cũng như độ ấm êm dịu. Rượu Kim Sơn có nồng độ khá cao, chất rượu trong suốt, bọt tăm càng to thì độ rượu càng cao. Rượu vùng này có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ nếu được ngâm với tắc kè, sao biển, rắn, bìm bịp,…
=> Khám phá ngay những dòng rượu mạnh nhập khẩu:
6. Rượu cần Ê Đê Ban Mê – Đắk Lắk
Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong những mùa lễ hội tại Tây Nguyên. Người ta thường dùng nếp cẩm, nếp trắng nấu thành xôi rồi phơi cho nguội, kế đến mới mang đi trộn men ủ kín. Rượu cần ủ 3 ngày có thể dùng được nhưng nếu để càng lâu sẽ lại càng đậm đà. Rượu cần có sắc vàng đục như mật, dòng chảy khi rót ra không bị đứt đoạn, sờ vào sẽ thấy hơi dính nhưng lại có mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn vị ngọt nguyên thủy của nếp. Chính những điều này đã làm say đắm biết bao nhiêu người thưởng rượu.
7. Rượu ngô men lá Na Hang – Tuyên Quang
Rượu ngô men lá là món quà quý của huyện vùng cao Na Hang bởi để có được những giọt rượu tinh túy, thơm ngon nhất đòi hỏi phải trải qua những giai đoạn chế biến tỉ mỉ công phu. Nguyên liệu được lựa chọn phải là những hạt ngô tròn đều sau đó đem bung rồi ủ với lá men được làm từ 20 loại thảo được.
Sự hấp dẫn nhất ở dòng rượu này là khi rót ra chất rượu trong vắt và có hương thơm nồng của ngô và men lá. Ngoài ra, vị cay ngọt tự nhiên cũng rất vừa miệng, hương vị nhẹ dịu nền nã rất dễ uống.
8. Rượu làng Vân – Bắc Giang
Rượu làng Vân nhãn hiệu “ông tiên” nổi tiếng khắp mọi miền đất nước với danh xưng rượu ngon nhất Việt Nam nhờ công thức điều chế gia truyền công phu qua những vị thuốc bắc quý hiếm. Người ta thường miêu tả về rượu làng Vân với những mỹ từ đẹp nhất như thứ nước trong văn vắt, đẹp như nắng hạ, tăm rượu xoay tròn như cột sáng rất lâu sau mới tan dần.
Nghệ thuật nấu rượu tài tình đã cho ra những tinh túy êm dịu, vị đậm và rất thơm, khi uống xong dư vị vẫn đọng lại thật lâu. Vào năm Chính Hòa thứ 24, vua Lê Huy Tông đã sắc phong cho dòng rượu này là một trong những sản vật lừng danh này là 4 mỹ tự: Vân hương mỹ tửu.
9. Rượu Phú Lễ – Bến Tre
Trong số các loại rượu ngon ở Việt Nam, phải kể đến rượu Phú Lễ tại một thị xã thuần nông của Bến Tre được xem là sản vật địa phương. Đây là loại rượu nồng đậm, khá nặng đô và thơm ngào ngạt nhưng lại không hề ngắt. Rượu sau khi ra lò nếu chưa dùng ngay cần chôn xuống đất thêm một trăm ngày nhằm hấp thụ “âm dương” của trời đất để chất rượu được “nhuần”. Nguyên liệu làm ra rượu cũng khá giản dị như men, nước giếng trong vùng, nếp trồng và những cái tỉn ủ cơm để lâu qua năm tháng.
Quy trình làm rượu Phú Lễ có những nét tương đồng với các địa phương khác, nhưng vẫn mang dấu ấn riêng biệt. Đầu tiên, người ta chọn nấu cơm từ nếp lứt, loại nếp không chà trắng, giữ lại lớp cám để tăng độ thơm và ngọt tự nhiên. Cơm càng dẻo, rượu càng đạt hương vị tinh tế. Tỷ lệ chuẩn là 1 giạ nếp nấu với 20 lít nước giếng ngọt. Khi nước đã sôi, nếp được thêm vào, và người nấu luôn cẩn trọng khuấy đều để tránh làm cơm khét, giữ cho mẻ cơm nếp chín đều và thơm ngon. => Xem thêm: Quy trình sản xuất rượu
10. Rượu sim – Măng Đen
Nhờ vị trí địa lý cùng khí hậu ôn hòa tại miền núi Kon Tum nên rượu sim luôn sở hữu hương vị tươi mát đặc trưng của khu vực. Nguyên liệu chính được sử dụng là hoa sim dại, mọc tự nhiên ở vùng cao của Măng Đen. Rượu Việt Nam nổi tiếng gần xa này có vị chua ngọt vừa phải pha trộn với chút cay nhẹ, được ví như vang nho hoang dã khiến người uống như vừa say men vừa say tình. Bên cạnh đó, rượu sim Măng Đen còn có nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa chứng khó tiêu, bệnh mất ngủ, thông khí hoạt huyết, trị nhức mỏi,…
=> Có thể bạn cần: Cách ngâm rượu sim
Những thương hiệu rượu Việt Nam dù đến từ đâu vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc không lẫn vào đâu được. Điều này không chỉ thể hiện qua nguyên liệu địa phương mà còn ở phương pháp sản xuất gia truyền lưu giữ qua nhiều đời.
Cố vấn kiêm nhà biên tập sản xuất nội dung tại Wine VN. Với hơn 9 năm kinh nghiệm kinh doanh rượu vang và rượu mạnh, tôi đã nghiên cứu và thử nhiều loại rượu hàng đầu thế giới như vang Ý, Champagne, Whisky, Chivas, Vodka,…Bằng kiến thức và hiểu biết của mình, tôi muốn truyền cảm hứng cho những ai yêu thích rượu thông qua các chia trẻ trên website.