Rượu vải với màu vàng óng ả, hương thơm nồng nàn và vị ngọt thanh hòa quyện cùng vị nồng của rượu chính là thức uống lý tưởng để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Cách ngâm rượu vải cũng vô cùng đơn giản, chỉ với vài bước cơ bản, bạn đã có thể sở hữu bình rượu thơm ngon để thưởng thức cùng bạn bè và gia đình.
1. Công dụng của rượu vải
Vải thiều là loại trái cây được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị ngọt ngào, thanh mát mà còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Không chỉ để ăn trực tiếp, vải thiều còn có thể dùng để ngâm rượu, tạo ra một thức uống độc đáo và tốt cho sức khỏe. Khi thưởng thức với liều lượng phù hợp, rượu vải còn mang đến nhiều lợi ích như:
1.1. Tăng cường sinh lý
Rượu vải từ lâu đã được xem như “thần dược” dân gian giúp tăng cường sinh lý cho nam giới. Thức uống này có chứa hàm lượng lớn enzym và các dưỡng chất như vitamin B, kẽm, kali, sắt và magie có tác dụng kích thích sản sinh testosterone, dopamine và serotonin. Từ đó góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng đời sống tình dục.

1.2. Tăng hệ miễn dịch
Một trong những công dụng nổi bật của rượu vải là tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa gốc tự do – nguyên nhân chính gây lão hóa và suy giảm hệ miễn dịch. Đồng thời, vitamin C còn hoạt động như một “lá chắn” tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, ho, viêm họng.
1.3. Ngừa ung thư
Trong rượu vải có chứa polyphenolic và proanthocyanidins với khả năng hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hai hợp chất này giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi tác hại có hại, đồng thời ức chế sự phát triển của khối u và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, rượu vải chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thay thế được các biện pháp điều trị y tế chuyên khoa. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1.4. Hỗ trợ lưu thông máu
Cải thiện lưu thông máu cũng là một trong những công dụng nổi bật của rượu vải đối với sức khỏe nhờ lượng lớn khoáng chất quan trọng và các hợp chất chống oxy hóa như thiamin, niacin, folate,… Những hợp chất này giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tuyến giáp và bệnh thiếu máu.
1.5. Một số tác dụng khác
Ngoài những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe được đề cập ở trên, rượu vải còn mang lại một số tác dụng hữu ích khác như:
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Kích thích sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi cho da, làm giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa.
- Hỗ trợ giảm co thắt mạch máu và động mạch hiệu quả.
- Hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.
- Tăng cường khả năng lưu thông máu và làm ấm cơ thể trong những ngày đông giá rét.

2. Nguyên liệu chuẩn bị khi ngâm rượu vải thiều
Trước khi ngâm rượu vải, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để tạo nên bình rượu thơm ngon đúng điệu:
- Vải thiều: 1kg
- Rượu trắng: 2 lít rượu từ 40 đến 45 độ
- Muối: 5g
- Dụng cụ: Bình thủy tinh

Rượu vải có thể được ngâm từ vải khô hoặc vải tươi. Bạn nên chọn những trái tươi ngon, chín mọng với vỏ màu đỏ hồng, gai nhẵn, cùi dày và hạt nhỏ. Với cách ngâm rượu vải thiều sấy khô thì ưu tiên chọn loại vải được sấy theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng hóa chất bảo quản.
Đối với rượu, nên chọn loại rượu trắng nguyên chất có nồng độ từ 40 – 45 độ để đảm bảo hương vị cho bình rượu vải. Ngoài ra, bình thủy tinh dùng để ngâm rượu cần được rửa sạch và tráng qua nước nóng trước khi sử dụng.
3. Cách ngâm rượu vải
Dưới đây là cách ngâm rượu trái vải tươi đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà:
Bước 1: Sơ chế vải thiều
Trước tiên, bạn cần rửa vải thiều dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng bóc vỏ và tách hạt vải, tránh làm nát phần thịt vải. Ngâm cùi vải trong nước muối pha loãng khoảng 15-20 phút để loại bỏ vị chát, vớt ra và để ráo.
Lưu ý: Cho một ít rượu trắng vào cùi vải và trộn đều để vải không bị chua và nổi váng trong quá trình ngâm rượu.

Bước 2: Ngâm rượu vải
Sau khi sơ chế vải, bạn hãy cho cùi vải đã sơ chế vào bình ngâm. Tiếp đến, đổ từ từ rượu trắng vào bình cho đến khi ngập hết phần cùi vải. Đặt một chiếc vỉ tre hoặc một cái đĩa lên trên cùng để ngăn không cho cùi vải nổi lên trên. Sau đó, đậy kín bình ngâm và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 3: Thành phẩm
Sau 2 đến 4 tuần là bạn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon và hấp dẫn của rượu vải. Rượu thành phẩm sẽ có màu vàng cánh gián, trong suốt và thơm mùi vải đặc trưng. Ngoài việc uống trực tiếp, bạn cũng có thể dùng rượu vải để làm quà tặng cho người thân, bạn bè trong những dịp đặc biệt.

4. Cách bảo quản rượu vải đúng chuẩn
Cách ngâm rượu trái vải tương đối đơn giản tuy nhiên, để đảm bảo hương vị và chất lượng rượu được tốt nhất, bạn vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng trong quá trình bảo quản:
- Bình ngâm rượu vải tốt nhất nên là bình thủy tinh, bình sành, hoặc bình sứ. Tránh sử dụng các loại bình nhựa vì chúng có thể bị ăn mòn dưới tác động của rượu có độ cồn cao, ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.
- Bình rượu vải trong quá trình ngâm nên đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao để không làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của rượu.
- Sau khi sử dụng, bạn hãy đậy kín nắp của bình để ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào rượu.
- Vải thiều có hàm lượng đường cao nên rất dễ bị hỏng. Vì vậy khi đã mở nắp, bạn nên uống rượu vải trong vòng nửa năm để đảm bảo vị ngon và an toàn cho sức khỏe.

5. Cách uống rượu vải ngon
Rượu vải có vị ngọt thanh, chua nhẹ, nồng ấm với hương thơm trái vải đặc trưng và hậu vị kéo dài, mang lại trải nghiệm vị giác mới mẻ và thú vị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có thể thưởng thức thức uống này một cách an toàn và đảm bảo sức khỏe:
- Uống rượu vải với liều lượng phù hợp sẽ giúp tránh được tình trạng cơ thể bị nóng, bốc hỏa và các vấn đề khác. Bạn chỉ nên uống 20-25ml rượu vải hai lần mỗi ngày và trong khi ăn.
- Không nên uống rượu vải khi đói, vì điều này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm chướng bụng. Rượu vải chứa cồn nên không phù hợp cho trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về thận, gan.
- Để tận hưởng hương vị tươi ngon của rượu vải và làm giảm cảm giác nóng, bạn có thể uống rượu lạnh. Thả một viên đá nhỏ vào ly rượu là bạn đã có một ly nước giải nhiệt hoàn hảo cho mùa hè.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu vải từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản cùng các lưu ý quan trọng để có được bình rượu ngon đúng điệu. Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm thêm hương vị mới mẻ và độc đáo của các loại rượu khác như vang, Whisky, Vodka, Gin,… thì có thể liên hệ với Wine VN qua hotline 0977.898.007 và 0942.660.369. Chúng tôi cam kết cung cấp đa dạng các loại rượu nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.
=> Khám phá thêm các ngâm rượu trái cây khác:
- Cách làm rượu nho
- Cách làm rượu vang nho kiểu Pháp
- Cách ngâm rượu mơ
- Cách làm rượu cam
- Cách ngâm rượu mận
- Cách ngâm rượu sim
- Cách ngâm rượu đinh lăng
- Cách ngâm rượu ngô bao tử
- Cách ngâm rượu bưởi
- Cách ngâm rượu quả Cherry
- Cách ngâm rượu lựu
- Cách ngâm rượu ổi
- Cách ngâm rượu táo mèo
- Cách ngâm rượu dâu tằm
- Cách ngâm rượu nho rừng
- Cách ngâm rượu sáp ong
- Cách ngâm rượu dâu tây
- Cách ngâm rượu ngô tím
- Cách ngâm rượu Atiso
- Cách làm rượu thanh mai
- Cách làm rượu thanh long
- Cách ngâm rượu chuối hột
- Cách ngâm rượu chuối chín
- Tìm hiểu về Rượu dừa
- Những loại trái cây ngâm rượu tốt cho sức khỏe

Cố vấn kiêm nhà biên tập sản xuất nội dung tại Wine VN. Với hơn 9 năm kinh nghiệm kinh doanh rượu vang và rượu mạnh, tôi đã nghiên cứu và thử nhiều loại rượu hàng đầu thế giới như vang Ý, Champagne, Whisky, Chivas, Vodka,…Bằng kiến thức và hiểu biết của mình, tôi muốn truyền cảm hứng cho những ai yêu thích rượu thông qua các chia trẻ trên website.