Danh mục sản phẩm

Cách ngâm rượu ngô tím thơm ngon chuẩn vị miền Tây Bắc

5/5 - (1 bình chọn)

Tây Bắc vùng nổi tiếng với nhiều đặc sản độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến rượu ngô tím. Loại rượu này được người dân nơi đây ủ từ những trái ngô tím thơm ngon và mang đến những hương vị đặc trưng rất riêng biệt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách ngâm rượu ngô chuẩn vị Tây Bắc, để bạn có thể tự tay làm ra món quà quý cho bản thân và người thân.

1. Nguồn gốc của ngô tím

Ngô tím hay bắp tím, bắp nữ hoàng đỏ, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2013 từ Thái Lan. Giống cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên mang lại năng suất cao cho người trồng. Như tên gọi, ngô tím có màu tím đậm hoặc màu đỏ thẫm vô cùng bắt mắt. Một số tỉnh ở Tây Bắc trồng nhiều ngô tím như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai,..

Nguồn gốc của ngô tím
Ngô tím sở hữu màu sắc đẹp mắt

2. Công dụng sức khỏe từ rượu ngô tím

Không chỉ dùng làm thực phẩm hàng ngày, rượu ngô tím còn là nguyên liệu độc đáo để ngâm rượu giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn ngô nếp thông thường. Một số lợi ích bất ngờ như:

  • Chống viêm và tiêu sưng nhờ hàm lượng Anthocyanin cao cùng các chất chống oxy hóa trong rượu ngô tím.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư gan.
  • Phòng ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường và béo phì nhờ lượng chất xơ cao trong rượu ngô tím.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Bảo vệ tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể và ngăn ngừa quá trình lão hóa.
cách ngâm rượu ngô tím
Rượu ngô tím có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

3. Nguyên liệu chuẩn bị làm rượu ngô tím

Để tạo ra một chai rượu ngô tím ngon chuẩn vị Tây Bắc thơm ngon, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:

  • Bắp ngô tím chín to và tròn.
  • Rượu nếp trắng có hàm lượng cồn từ 38 – 40 độ.
  • Bình ngâm được làm từ gốm sứ, sành hoặc thủy tinh.

4. Bốn cách ngâm rượu ngô tím đơn giản tại nhà

Loại rượu này có thể mang đến nhiều hương vị khác nhau tùy vào cách ngâm rượu ngô tím và loại men được sử dụng. Do đó, tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn một trong bốn cách sau:

4.1. Cách ngâm rượu ngô tím tươi

Cách ngâm rượu ngô tím này khá đơn giản và bạn chỉ cần thực hiện theo 03 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Bóc sạch vỏ ngô, chỉ giữ lại bắp và râu. Tráng ngô với rượu trắng để làm sạch bụi bẩn.
  • Bước 2: Xếp ngô vào bình ủ rồi rót rượu vào. Nếu bạn muốn rượu có hương vị đậm đà hơn thì cho thêm ngô vào bình.
  • Bước 3: Đậy kín nắp bình và ủ trong 10 ngày, đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Bạn có thể ủ lâu hơn để gia tăng hương vị. Tuy nhiên, không để quá lâu vì rượu sẽ nhạt dần và không ngon. Do vậy, bạn nên sử dụng hết sau vài tháng làm xong.

cách ngâm rượu ngô nếp tím
Rượu ngô tím tươi sau 10 ngày là có thể sử dụng

4.2. Cách ngâm rượu ngô tím hấp cách thủy

Để ngâm rượu tím theo phương pháp cách thủy, bạn cần chọn những quả ngô tím to và chín mọng.

  • Bước 1: Hấp cách thủy ngô tím để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và giúp cân bằng độ ẩm.
  • Bước 2: Sau khi hấp cách thủy, bạn bóc vỏ và cho vào bình ủ. Đổ rượu vào và ngâm tương tự như ngâm ngô tươi. Bạn cũng có thể cho thêm nước hấp ngô vào ngâm cùng.
  • Bước 3: Đậy kín nắp và ủ trong 10 – 15 ngày là có thể sử dụng được.

Tuy cách ngâm rượu ngô tím này khá phức tạp nhưng nó giúp rượu thành phẩm thơm ngon, mịn màng và dễ uống hơn.

cách ngâm rượu với ngô tím
Ngâm rượu ngô tím cách thủy được nhiều người Tây Bắc lựa chọn

4.3. Cách ngâm rượu ngô tím nướng

Có thể hơi lạ nhưng cách ngâm rượu ngô tím này sẽ mang lại cho bạn hương vị cực kỳ độc đáo và mới mẻ. Theo đó, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch ngô tím và để ráo.
  • Bước 2: Nướng ngô tím trong lò nướng với nhiệt độ 180 độ C khoảng 30 phút hoặc đến khi ngô chín và có mùi thơm.
  • Bước 3: Sau khi ngô đã nguội, bóc vỏ và cắt bỏ râu.

4.4. Cách ngâm rượu ngô tím với lá men

Thay vì cho ngô tím trực tiếp vào rượu như các bước trên thì với cách này sẽ áp dụng phương pháp lên men. Tuy hơi cầu kỳ nhưng rượu thành phẩm lại cho bạn những trải nghiệm vị giác thích thú. Theo đó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch và luộc trong lửa nhỏ đến khi vừa chín tới, ngô quá chín sẽ làm rượu không ngon.
  • Bước 2: Khi ngô đã nguội hẳn thì trộn theo tỉ lệ 10kg ngô và 6 – 7 lá men, rồi cho vào bình rượu.và mang đi ủ ở nơi thông thoáng, có nhiệt độ ổn định.
  • Bước 3: Sau vài ngày, nếu bình xuất hiện phấn trắng ngoài hạt ngô thì cho thêm ngô vào bình rồi bịt kín. Tiếp đó, bạn ủ thêm 5 – 6 ngày, có thể cho vào chõ và nấu.
  • Bước 3: Sau khoảng 20 – 30 ngày thì bạn đem rượu chưng cất với lửa nhỏ, hơi rượu sẽ lắng đọng và chảy ra ngoài.
Cách ngâm rượu ngô tím với lá men
Phương pháp lên men sẽ giúp rượu ngô tím có hương vị độc đáo hơn

5. Một số lưu ý khi ngâm rượu ngô tím

Rượu ngô tím chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất khi bạn dùng đúng cách, vừa đủ và với liều lượng phù hợp. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 lần/ngày, khoảng 80 – 100ml. Đồng thời, bạn nên dùng chung trong các bữa ăn và tránh uống khi bụng đói.

Uống rượu khi có thức ăn trong dạ dày sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

lưu ý khi ngâm rượu ngô tím
Không nên uống rượu ngô tím khi đói

Như vậy bài viết này đã gợi ý cho bạn đọc một số cách ngâm rượu ngô tím ngon chuẩn vị Tây Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe từ những công thức rượu ngâm khác như rượu nho rừng, rượu mơ,… Để bỏ túi những cách làm này, bạn đọc có thể truy cập vào website winevn.com!

Khám phá thêm cách làm rượu khác:

Bài viết liên quan

Rượu vang và Champagne

02/10/2024

Sự khác biệt giữa rượu vang và Champagne là gì?

Rượu vang và Champagne là hai loại thức uống có cồn sang trọng và nổi tiếng trên thế giới. Mỗi dòng rượu sẽ mang lại hương vị và đặc trưng riêng, phù hợp với những phong cách và dịp sử dụng khác...
Logo